Sân bay Quốc tế Long Thành, Dự án có tổng diện tích 5.364ha, trong đó phần diện tích làm sân bay 5.000ha và tái định cư trên 364ha.Với quy mô tầm cỡ khu vực và cuộc di dời hàng ngàn hộ dân ra khỏi vùng dự án, sân bay quốc tế Long Thành đã trở thành công trình lịch sử, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế cả vùng và đất nước. Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bấm nút khởi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và yêu cầu trong năm 2025 đưa sân bay Long Thành vào khai thác, tuy nhiên trong quá trình triển khai xây dựng Sân Bay Long Thành, ngoài các yếu tố thuận lợi được sự ủng hộ của nhà nước, thì gặp rất nhiều khó khăn chủ yếu đến từ khâu đền bù giải toả.
Bản đồ quy hoạch huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 có 1 đường cất hạ cánh có chiều dài đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất 4.000m, chiều rộng 75m và hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại máy bay hoạt động;1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 1 là 4,8 tỷ usd tương đương 112.000 tỷ đổng, công suất dự kiến vận chuyển 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hang hoá/ năm.
THÔNG TIN ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG HIỆN TẠI CỦA SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
Với diện tích sân bay quốc tế Long Thành hơn 5.000 ha, trong đó có hơn 2,9 ngàn ha đất thuộc quyền sử dụng của 5.541 hộ gia đình, cá nhân. Theo UBND H.Long Thành, đến thời điểm này, địa phương đã phê duyệt phương án bồi thường cho 2.652 hộ gia đình, cá nhân với số tiền gần 5,9 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, gần 800 hồ sơ khác cũng đã hoàn tất công tác chuẩn bị niêm yết và chỉ còn chờ đến thời hạn quy định sẽ thực hiện chi trả cho người dân, còn hon 2000 hồ sơ đang xữ lý, Ông Lê Văn Tiếp, Phó chủ tịch UBND H.Long Thành cho biết, trong 2,089 bộ hồ sơ còn lại liên quan đến việc tặng thừa kế và chuyển nhượng đất bằng giấy tay tại khu vực dự án sân bay Long Thành nên rất khó để giải quyết.
Theo UBND huyện Long Thành, khó khăn nhất hiện nay là việc xử lý khoảng 1.000 hồ sơ của các trường hợp cho tặng – thừa kế và chuyển nhượng đất bằng giấy tay. Hiện nay, đối với trường hợp chuyển nhượng đất giấy tay trọn thửa, khó khăn trong giải quyết là theo quy định của pháp luật, chỉ áp dụng chính sách đền bù, hỗ trợ đối với cá nhân đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không áp dụng đối với người đang sử dụng đất. Do đó, UBND H.Long Thành cũng đang chờ hướng dẫn xử lý từ UBND tỉnh đối với các trường hợp này.
UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh sớm bàn giao các khu đã hoàn thành hạ tầng tại khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn cho UBND H.Long Thành để bàn giao đất cho người dân. Trong ảnh: Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn cơ bản hoàn thiện xây dựng hạ tầng (ảnh chụp đầu tháng 6-2021)
Yếu tố địa hình và vật liệu san lấp triển khai giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế long thành
Cao độ trung bình khu vực sân bay Long Thành là từ 15-80m, lài từ Đông sang Tây hướng về quốc lộ 51, với độ dốc trung bình nhỏ hơn 10%. Để cung cấp cát, đá vật liệu cho công trình cấp quốc gia này và dựa vào địa thế chung của toàn tỉnh Đồng Nai trong bán kính hợp lý tầm 20- 30km thì có một số vị trí mỏ dựa theo quy hoạch định hướng huyện đến 2030 như:
- Ngay tại Long Thành với bán kính 10km về sân bay có mỏ đá Phước Bình ngay tại ấp 7 với diện tích khoảng 120ha.
- Hướng phía Bắc sân bay có mỏ đá Tân Cang thuộc xã Phước Tân thuộc TP Biên Hoà với tổng diện tích quy hoạch khoảng hơn 400ha.
- Hướng Đông Bắc có các mỏ đá Thạnh Phú- Thiện Tân và Thiên Tân- Đồi Chùa thuộc huyện Vĩnh Cửu đoạn giáp TP Biên Hoà và Trảng Bom với diện tích khoảng 600ha nằm trải dài từ tây sang Đông huyện Vĩnh Cửu.
- Hướng phía Đông sân bay có mỏ đá Núi Nứa, diện tích quy hoạch khoảng 230ha thuộc Tp Long Khánh( đang điều chỉnh giảm diện tích), hay mỏ VLSL ngay tại khu vực Lò Than, Đồi Tây với diện tích cũng hơn 200ha.
- Huyện Thống Nhất cũng đóng góp 1 quỹ vật liệu san lấp Sóc Lu với diện tích gần 300ha khu vực thuộc xã Quang Trung
Các quỹ vật liệu này là những quỹ vật liệu lớn để sẵn sàng cho việc thi công san lấp dự án sân bay Long Thành. Trên địa bàn tỉnh hiện có 32 mỏ đá đang khai thác với tổng hơn 1.100 ha, tổng trữ lượng các mỏ đang hoạt động vào khoảng 381 triệu m3, công suất khai thác hàng năm đạt hơn 22 triệu m3. Địa thế sân bay Long Thành thì tương đối bằng phẳng, lượng đào đắp dự trù là 70-80 triệu m3 đất, như vậy phải mất tối thiểu theo công suất hiện tại là 3 năm. nên việc hoàn thành sân bay Long Thành theo dự kiến 2025 gần như rất khó. Theo ý kiến ban lãnh đạo UBND tỉnh cho biết sẻ nhanh chóng khảo sát, và cấp quy hoạch thêm nhiều vị trí các mỏ khai thác vật liệu san lấp để kịp đáp ứng yêu cầu về tiến độ của toàn bộ dự án sân bay Quốc tế Long Thành.
Bất Động Sản Nam Bộ
Hãy là người đầu tiên nhận xét “KHÓ KHĂN TRIỂN KHAI SÂN BAY LONG THÀNH GIAI ĐOẠN 1”