Sân bay Quốc tế Long Thành, Dự án có tổng diện tích 5.364 ha, trong đó phần diện tích làm sân bay 5.000ha, địa thế sân bay quốc tế Long Thành thì tương đối bằng phẳng, lượng đào đắp dự trù để sang lấp khoảng 70-80 triệu m3 đất. Hiện tại tổng công suất các mỏ đất và đất quanh khu vực sân bay chỉ đạt khoảng 20 triệu m3 mổi năm, do vậy để kịp tiến độ hoàn thành cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025 bắt buộc phải quy hoạch thêm các mỏ đất, đá để sang lấp mặt bằng nhanh chóng hơn, đồng thời quy hoạch xây dựng và nâng cấp thêm các tuyến đường giao thông huyết mạch để phục vụ cho việc vận chuyển vận liệu sang lấp và phục vụ xây dựng sân bay Long Thành.
Quy hoạch giao thông huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai tầm nhìn đến năm 2050
QUY HOẠCH HẠ TẦNG GIAO THÔNG PHỤC VỤ XÂY DỰNG SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
Dựa trên hạ tầng hiện tại, Các mỏ vật liệu lớn này đa phần sẽ cung cấp, vận chuyển về sân bay quốc tế Long Thành theo các tuyến đường QL1A, QL51, QL56, QL20 trước khi kết nối về DT769 hoặc DT773 hướng về sân bay. Vì việc mở rộng và nâng cấp các tuyến quốc lộ thường rất phức tạp và chi phí đền bù khá cao và khó khăn, nên ưu tiên hàng đầu hiện tại là tập trung nguồn lực mở rộng DT769 và DT773 để giúp hỗ trợ thuận lợi và nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu thi công các hạng mục của sân bay trong giai đoạn 1. Giai đoạn này đang gấp rút làm thêm tuyến số 1 (25C nối dài) từ quốc lộ 51 vào thẳng cổng trước sân bay dài 3.8km để tân dụng sử dụng làm đường công vụ phục vụ cho sân bay, dự trù theo kế hoạch khoảng giữa năm sau là có thể đưa vào khai thác để phục vụ cho việc vận chuyển trang thiết bị, vật tư để xây dựng cho sân bay Long Thành.
Hạ tầng giao thông trọng điểm được quy hoạch trong trung hạn 2021-2025 của toàn tỉnh Đồng Nai, tập trung kết nối các mỏ đất, đá đến sân bay quốc tế Long Thành, nhằm mục đích sang lấp mặt bằng. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có các mỏ lớn như:
- Cụm Mỏ Phước Bình: Để khai thác và vận chuyển hiệu quả phải nâng cấp, mở rông, đường 45m liên 4 xã Phước Bình Tân Hiệp Bàu Cạn Cẩm Đường, đã và đang triển khai thi công xây dựng.
- Cụm Mỏ Tân Cảng: Hiện tại tuyến quốc lộ 51 đang quá tải, nên việc triển khai tuyến Bắc Sơn – Long Thành đoạn cuối và mở rộng lộ giới lên 60m đấu nối với tuyến đường DT 769, và mở rộng đường DT 769 là gần như bắt buộc.
- Cụm Mỏ đá Thiện Tân Đồi Chùa: Để vận chuyển nhanh chóng và không phụ thuộc vào quốc lộ 1A (đang quá tải) về sân bay thì ngoài tuyến đường vành đai TP. Biên Hoà, tuyến Bắc Sơn – Long Thành, tuyến DT 772 hướng về nút vòng xoay Dầu Giây, Vành Đai 4 đoạn hướng từ quốc lộ 1A đến DT769 cũng cần được ưu tiên đưa vào kế hoạch triển khai sớm nhất có thể để phục vụ thi công sân bay Long Thành.
- Các khu vực mỏ đá ở TP Long Khánh là Núi Nứa và Lò Than, Đồi Tây: Để vận chuyển thuận tiện cần phải gấp rút triển khai xậy dựng đường DT770B dự kiến hoàn thành trong giai đoạn trung hạn 2021-2025, hiện tại đường DT 770B đang chốt định tuyến kết nối huyện Thống Nhất và Định Quán để gấp rút triển khai trong thời gian sắp tới.
- Cụm Mỏ đá Sóc Lu: Để cung cấp và vận chuyển cung cấp cho sân bay Long Thành cần phải mở rộng, nâng cấp tuyến DT762 đồng thời gấp rút triển khai tuyến phía Tây Quốc lộ 20, về cơ bản tuyến đường này khâu đền bù không thực sự quá phức tạp, chi phí đền bù khá thấp vì chủ yếu đi qua đất nông nghiệp, nên việc ưu tiên triển khai để phục vụ vận chuyển cung cấp vật tư xây dựng sân bay Long Thành.
Đồng Nai quy hoạch các tuyến đường phục vụ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành
Bất Động Sản Nam Bộ
Hãy là người đầu tiên nhận xét “QUY HOẠCH GIAO THÔNG TẠI LONG THÀNH”